• Câu hỏi: hiện tượng kháng kháng sinh xảy ra là do kháng thể yếu ạ?.

    Dược hỏi Pham Nguyen Minh Thu đến Diệu Quỳnh, Hà My, Phúc Nhi, Quốc Đạt, Thành Vinh, Võ Hà trên 6 Th4 2018.
    • Hình chụp: Nguyễn Thành Vinh

      Nguyễn Thành Vinh Các câu hỏi chưa được trả lời của tôi:


      Hiện tượng kháng kháng sinh không có liên quan đến kháng thễ của ta yếu hay mạnh nha em.
      Nó hiện hiện tượng vi khuẩn thay đổi một số cấu trúc để thích ứng hoặc tạo ra enzyme phá huỹ kháng sinh khi tiếp xúc với kháng sinh lâu ngày. Việc sử dụng kháng sinh tuỳ ý như hiện nay là một trong các nguyên nhân làm bùng phát kháng kháng sinh trên vi khuẩn đó em.

    • Hình chụp: Võ Thị Hà

      Võ Thị Hà Các câu hỏi chưa được trả lời của tôi:


      Câu hỏi của em siêu hay khi tò mò về mỗi liên hệ giữa “hiện tượng kháng sinh” và “kháng thể”.

      Cô sẽ giải thích về “kháng thể” và “vi khuẩn” trước: Đúng là “kháng thể” là các chất do cơ thể con người tự sinh ra – như đội quân miễn dịch bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân lạ bên ngoài tấn công như vi khuẩn và virus. Tuy nhiên, hiện tại con người chưa sản xuất được “kháng thể” dưới dạng thuốc bổ sung từ bên ngoài để diệt vi khuẩn. Dù đây là hướng nghiên cứu tiềm năng trong tương lai. Nên em đành phải ăn uống lành mạnh, để cung cấp năng lượng cho cơ thể tự sản xuất đội quân “kháng thể” cho mình.

      Giờ Cô giải thích về “kháng sinh” và “vi khuẩn” nhé. Kháng sinh là chỉ các chất hóa học bất kỳ có tác dụng diệt được vi khuẩn. Kháng sinh đầu tiên con người phát hiện ra là penicilline do nhà khoa học Alexander Fleming – Anh tìm ra đầu tiên. Penicilline này được một loài nấm màu xanh tiết ra. Tình cờ ông để lẫn loài nấm màu xanh đó với một loại vi khuẩn thì thấy vi khuẩn không phát triển được nữa. Đa số các kháng sinh mà chúng ta có hiện tại có thể do một số loài vi sinh vật sản xuất như nấm, thậm chí là một số vi khuẩn (tất nhiên loại vi khuẩn này khác với loại vi khuẩn gây bệnh ở người), hoặc con người tự tổng hợp trong phòng thí nghiệm. Con người sản xuất dưới dạng thuốc để dùng bổ sung cho cơ thể khi cơ thể bị nhiễm một loại vi khuẩn gây bệnh. Cuộc chiến giữa vi khuẩn và kháng sinh rất hấp dẫn và gay cấn. Kháng sinh có nhiều cách để tiêu diệt vi khuẩn. Nhưng nếu vi khuẩn “chiến đấu” với kháng sinh nhiều lần, nó cũng tự rút kinh nghiệm và “phòng thủ” kĩ hơn, sau nó sẽ áp dụng các chiến lược “kháng” lại, lúc này gọi là “đề kháng kháng sinh”.

      Việc tìm hiểu vai trò của đội quân “kháng thể” trong cơ thể (đội nhà) với diễn biến cuộc chiến giữa “kháng sinh” (đội quân cơ thể tuyển dụng thêm từ bên ngoài vào) để đấu lại đội quân của vi khuẩn vẫn còn rất nhiều điều chưa biết em ạ. Vì vậy, câu hỏi của em sẽ làm một thách thức mà các nhà khoa học trên thế giới và cả Việt Nam nghiên cứu để tìm trả lời cho em đó.

      Ôi, câu hỏi này hay và khó quá 🙂 Cô trả lời xong toát mồ hôi luôn 🙂

Các bình luận