Hồ sơ
Vũ Quốc Đạt
Sơ yếu lý lịch
-
Quá trình học tập:
2000-2002: Trường trung học cơ sở Thăng Long, Hà Nội 2002-2008: Trường Đại học Y Hà Nội
-
Trình độ:
Bác sĩ đa khoa, Trường Đại học Y Hà Nội Bác sĩ nội trú bệnh viện, Trường Đại học Y Hà Nội
-
Kinh nghiệm làm việc:
Thực tập sinh, chương trình đặc biệt về Nghiên cứu và đào tạo về các bệnh nhiệt đới (TDR) tại Pháp Cố vấn kỹ thuật, Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam
-
Công việc hiện tại:
Giảng viên bộ môn truyền nhiễm, Trường đại học Y Hà Nội Bác sĩ khoa hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương Nghiên cứu sinh, Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng đại học Oxford tại Việt Nam
-
Nơi làm việc:
Trường đại học Y Hà Nội
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương
Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng đại học Oxford tại Việt Nam
-
Điều mà anh/ chị yêu thích nhất ở khoa học là gì?: Khám phá ra những điều mới mà chưa ai biết đến
-
Giới thiệu bản thân
Bác sĩ trẻ, nói nhiều và đanh đá
-
Xem thêm
Sống từ nhỏ ở Hà Nội và đến bây giờ đã đặt chân tới 60/63 tỉnh thành trên toàn quốc và 4 châu lục (trừ châu Mỹ và châu Nam cực). Là một bác sĩ trong một chuyên ngành nguy hiểm nhất (truyền nhiễm) lúc nào cũng có thể bị nhiễm bệnh từ bệnh nhân.
-
Về công việc của anh/chị
Công việc bận rộn, gặp gỡ nhiều người khác nhau, đôi khi có tính chất mạo hiểm
-
Xem thêm
Nghiên cứu lâm sàng là một công việc vất vả đòi hỏi nhà nghiên cứu phải tiếp xúc thường xuyên với bệnh nhân để đề nghị họ tham gia vào nghiên cứu. Không phải ai cũng sẵn lòng tham gia vào các nghiên cứu vì họ luôn lo ngại việc bị đưa ra làm thí nghiệm hay bị những rủi ro trong nghiên cứu gây ra. Nhưng thực tế, các nhà nghiên cứu lâm sàng (thường là các bác sĩ) sẽ là người chịu trách nhiệm chính về sự an toàn của bệnh nhân khi tham gia nghiên cứu nhằm đảm bảo không một can thiệp nào của nghiên cứu sẽ gây hại cho bệnh nhân. Khác với các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, các nghiên cứu trên con người đòi hỏi các nhà lâm sàng (bác sĩ) phải hết sức thận trọng để không gây tổn hại cho người tham gia. Nếu một thí nghiệm hỏng thì có thể làm lại một thí nghiệm khác nhưng nếu một con người bị tổn thương thì sẽ không có gì bù đắp lại được. Nghiên cứu lâm sàng khó khăn vậy đấy.
-
Một ngày bình thường của anh/chị
Hàng ngày mình đến bệnh viện khám và điều trị bệnh nhân, giảng bài cho sinh viên Y khoa, tuyển chọn bệnh nhân cho nghiên cứu và ngồi bên laptop viết báo cáo khoa học.
-
Xem thêm
Buổi sáng đến bệnh viện khám nói chuyện với bệnh nhân (nếu bệnh nhân không cần gây mê). Gặp gỡ sinh viên cuối mỗi giờ sáng, trao đổi và tương tác với sinh viên về các bệnh nhân điều trị nội trú ở bệnh viện. Đến giờ trưa ăn suất cơm 30 nghìn ở căng tin bệnh viện (khi không phải làm việc qua trưa). Đầu giờ chiều đi xem bệnh nhân, khám và xử trí các bệnh nhân mới vào viện, tuyển chọn bệnh nhân cho nghiên cứu. Sau có thời gian rỗi ngồi bên máy tính viết bài, soạn giáo án, đọc tài liệu. Tối về nhà sau khi cơm nước lại ngồi viết báo cáo và luận văn và lướt facebook.
-
Anh/chị sẽ làm gì với giải thưởng Khoa học Trường học
Giải thưởng học sinh có báo cáo khoa học thú vị nhất và giải thưởng học sinh có sáng kiến kỹ thuật khả thi nhất
-
Xem thêm
Tổ chức hàng năm cho từng nhóm học sinh với giải thưởng là một kỷ niệm chương một chuyến du lịch tham quan một đơn vị nghiên cứu khoa học trong nước hoặc nước ngoài.
-
Phần phỏng vấn
-
Điều gì hoặc ai là nguồn cảm hứng và động lực để anh/chị trở thành nhà khoa học?
Thomas Edison
Môn học yêu thích của anh/chị là môn nào?
Sinh học
Anh/chị đã từng gặp rắc rối gì khi còn đi học?
Có :)
Anh/chị yêu thích ca sĩ hoặc ban nhạc nào?
Quang Dũng và Il Volo
Anh/chị thích ăn món gì nhất?
Cháo quẩy
Cho đến hiện tại, điều thú vị nhất mà anh/chị đã làm từ khi trở thành nhà khoa học là gì?
Đi du lịch và tham dự các hội thảo quốc tế
Nếu anh/chị có 3 điều ước dành cho riêng mình, anh chị sẽ ước gì? - Trả lời thành thật nhé!
1) Nói thông viết thạo 6 ngoại ngữ khác nhau 2) Có khả năng tàng hình 3) Trở thành tỉ phú
-
Các bình luận của bạn